Các lưu ý khi vận hành Trạm trộn bê tông

Trạm trộn bê tông là thiết bị trộn bê tông thương phẩm được dùng tại các nhà máy sản xuất bê tông hay dùng trong công trường xây dựng lớn. Các trạm trộn bê tông được ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật giúp việc trộn bê tông với công suất lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà thầu, đảm bảo tiêu chuẩn bê tông thương phẩm.

Trạm trộn bê tông là hệ thống dây chuyền thiết bị được sử dụng để sản xuất bê tông từ các vật liệu cơ bản như xi măng, đát, cát, sỏi… Đây là hạng mục quan trọng đầu tiên trong tiến trình thi công các công trình xây dựng. Do đó việc ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm mang lại năng suất và hiệu quả lao động cao là việc hết sức có ý nghĩa, góp phần đấy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng.

Chất lượng hoạt động của một Trạm trộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thiết kế công nghệ, chất lượng xây dựng các hạng mục, chất lượng thiết bị lắp đặt, bố trí Tổng mặt bằng… từ đó việc xây dựng quy trình vận hành cho Trạm trộn đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động.
Sau đây là các bước cơ bản để kiểm tra và vận hành một Trạm trộn, đảm bảo cho hệ thống có được một quá trình vận hành hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro và chi phí.
I. Kiểm tra trước khi vận hành trạm trộn bê tông
– Trước khi vận hành cần thực hiện quy trình kiểm tra trạm trộn bê tông, bắt đầu từ các thiết bị sử dụng để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn và suôn sẻ, tránh xảy ra sự cố;
– Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo đủ tải cho trạm trộn bê tông hoạt động như các trị số điện áp, tần số, đồng pha…
– Kiểm tra áp suất khí nén, van khí xem đã đạt áp suất yêu cầu để bắt đầu vận hành hay chưa; Nếu chưa chính xác thì nên khắc phục ngay lập tức;
– Kiểm tra các thông số mẻ đặt, thông số định mức của bê tông sắp trộn;
1. Hệ thống khí nén:
– Tiến hành kiểm tra mức dầu ở bộ lọc khí;
– Mở 3 cửa xả của trạm: xả bê tông, xả nước vào cối, xả xi măng vào cối; nếu phát hiện có hiện tượng bị kẹt phải tìm nguyên nhân xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng khi vận hành trạm trộn bê tông.
2. Hệ thống nước:
– Kiểm tra lượng nước trong bể chứa;
– Kiểm tra các van nước đã khóa/mở đúng chưa;
– Chạy chế độ tay cho bơm nước để bơm lên thùng cân, sau đó xả vào cối.
3. Hệ thống vít tải đứng và vít tải xuyên:
– Kiểm tra xi măng còn trong silo không, đã nạp đủ xi măng chưa;
– Kiểm tra các cửa xả xi măng từ silo xuống vít tải xiên xem đã đúng vị trí chưa;
– Thực hiện thử khởi động vít tải xem có bị kẹt ở đâu hay không.
4. Cối trộn:
– Chạy thử cối trộn để đảm bảo quy trinh hoạt động bình thường;
5. Skip
– Thực hiện kiểm tra hệ thống dây cáp thu thường xuyên và nhả gầu xem đã đảm bảo an toàn hay chưa.

Trạm trộn bê tông là hạng mục quan trọng đầu tiên trong tiến trình thi công các công trình xây dựng.

II. Khi kết thúc vận hành trạm trộn bê tông
– Sau khi quy trình vận hành trạm trộn bê tông đã kết thúc thì phải vệ sinh cối trộn, trạm trộn sạch sẽ theo đúng quy trình vệ sinh cần thiết.
– Chú ý là phải tắt các nguồn điện cấp vào thiết bị, tủ điện.
– Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng trạm trộn bê tông theo định kỳ để tăng hiệu năng và tuổi thọ của thiết bị.
– Đặc biệt lưu ý không được sử dụng các vật cứng như bàn chải sắt tác động vào đầu đo, cữ hành trình, cữ từ, xi lanh trong quá trình vệ sinh trạm trộn.
– Không phun nước trực tiếp vào hệ thống khí nén, cữ hành trình, đầu đo trong quá trình vệ sinh trạm trộn.
Một hệ thống trạm trộn được tổ chức tốt, bảo dưỡng thường xuyên sẽ cho phép rút ngắn thời gian vận hành cho mỗi mẻ. Từ đó có thể cho phép tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính hiệu quả.

Trong quá trình vận hành hệ thống trạm trộn bê tông có thể sẽ xảy ra các tình huống như máy hoạt động chậm, bê tông không đạt tiêu chuẩn, cối trộn không hoạt động… Đề giúp bạn hiểu thêm về các trường hợp này, Phúc Thái xin chia sẻ bài viết về cách khắc phục một số sự cố thường gặp ở trạm trộn bê tông.

Cân xi măng chậm

· Xi măng có khối lượng quá lớn khi chèn vào cửa chảy xi măng từ xilô xuống vít tải xiên, gây tắc đường xi măng chảy xuống.

· Do xi măng trong silô bị tạo vòm, người điều khiển cần phải chạy đầm rung để phá vòm trong silô giúp xi măng có thể linh hoạt trộn vào

Cối trộn không hoạt động

· Nguyên nhân có thể do rơle tự ngắt do nguồn điện không ổn định và bạn cần kiểm tra và ấn lại rơle

· Công tắc hành trình nắp thùng (NTT) trộn bị hỏng (có thể đấu tắt) bạn cần kiểm tra và sửa lại kịp thời.

· Động cơ cháy hoặc điện mất pha, cần kiểm tra lại nguồn điện và động cơ

· Chỉnh cánh trộn khe hở lớn

· Khởi động từ điều khiển động cơ bị hỏng.

· Cánh trộn chỉnh quá sát đáy nên bị kẹt cơ khí.

· Lưỡi trộn quá mòn sau thời gian sử dụng dài

Bộ lọc dầu bị hỏng

· Khi vận hành máy cần kiểm tra dầu cho động cơ, tránh hết dầu, dầu đóng cặn khiến động cơ nhanh hỏng. Dầu cần thông qua bộ lọc để làm sạch trước khi đi vào máy.

Cửa xả thùng cân xi măng bị kẹt

· Thùng cân xi măng bên trong xả chưa hết (cân xi măng ở trạng thái PE) nên hoạt động của mẻ trộn tiếp theo chưa thể tiếp tục

· Nguyên nhân có thể do hệ thống ốc vít lỏng trong quá trình sử dụng dài

· Nếu trạm hoạt động lâu dài cũng sẽ bị bê tông bám lại nếu không thường xuyên vệ sinh hệ thống trạm trộn.

· Nếu cửa xả tự động đóng lại rồi cân xi măng đã lại về PE mà khi xả tay thì bình thường có thể là do ống thoát khí của thùng cân xi măng bị tắt. Cần kiểm tra và bật lại.

· Do hệ thống trạm trộn được đặt ngoài trời nên có thể bị nước hoặc bụi bẩn rơi vào thùng cân xi măng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thùng.

Trạm trộn bê tông mang lại nhiều hiệu quả cao trong thi công xây dựng, để hệ thống vận hành trơn tru, ổn đinh thì việc bạn phải làm đó là thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.